Chuyên đề được thực hiện tại trường Tiểu học Đốc Tín với thành phần tham gia: Lãnh đạo phụ trách, tổ trưởng tổ 4, 5 của 29 trường Tiểu học trong toàn huyện.
Đồng chí Nguyễn Khánh Long - Tổ trưởng tổ Tiểu học chỉ đạo hội nghị
Tại hội nghị các nội dung chính của chuyên đề đã được đồng chí Đào Đăng Khoa - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học An Tiến truyền đạt cụ thể, rõ ràng với hình thức thảo luận cùng đưa ra thống nhất về việc sử dụng bản đồ trong các tiết dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5.
Những vấn đề cần quan tâm là:
I. Cấp tiểu học dùng 6 loại bản đồ sau:
1. Bản đồ trong sách giáo khoa ( Lược đồ)
2. Bản đồ giáo khoa treo tường: Tìm hiểu Tự nhiên Việt Nam lớp 4…, lược đồ treo tường, giao thông, công nghiệp…
3. Quả cầu địa lí (mô hình thu nhỏ của trái đất).
4. Bản đồ câm ( ít nhất có bản đồ câm Việt Nam) chỉ có lưới bản đồ.
5. Bản đồ điện tử : linh hoạt , ken phóng danh giới, thủ đô…( câm) Thiết kế nhiều lớp tương tự, câm, cần gì ta bật lên….
6. Át lát giáo khoa địa lí ( dùng ít ở tiểu học)
II. Sử dụng bản đồ: Giáo viên tuân thủ 5 nguyên tắc sau:
1. Chọn bản đồ đúng nội dung, đúng mục đích sử dụng.
2. Sử dụng bản đồ đúng lúc (đặt vấn đề và khai thác thông tin nếu không sẽ lãng phí) làm việc với bản đồ.
3. Sử dụng bản đồ đúng chỗ (lựa chọn vị trí treo để tất cả học sinh đều được quan sát được, đủ ánh sáng….)
4. Sử dụng bản đồ đúng mức độ và cường độ cần thiết, không dùng quá nhiều làm giảm hứng thú.
5. Giữ đúng tỉ lệ bản đồ khi căn chỉnh để in…chú ý trình chiếu phải đúng tỉ lệ sao cho không biến dạng. (Nếu chúng ta muốn chỉnh bản đồ ở trên máy thì phải kéo ở góc bức hình thì tỉ lệ của bản đồ chuẩn không bị biến dạng).
Một số hình ảnh: Tại đây
Nội dung chuyên đề: Tại đây
Tác giả: Tươi Nguyễn Thị
Nguồn tin: PGD&ĐT:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn