UBND HUYỆN MỸ ĐỨC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
![]() | ![]() |
Số: 29 /PGDĐT Mỹ Đức, ngày13 tháng 01 năm 2015
V/v tăng cường hiệu quả sinh hoạt
Tổ chuyên môn& SHCM nhà trường
Kính gửi: Hiệu trưởng các trường tiểu học trong huyện
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục đang được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục đòi hỏi người giáo viên cần phải nâng cao năng lực, thường xuyên học hỏi, trau dồi nghiệp vụ sư phạm, trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân mỗi cá nhân giáo viên thì việc nâng cao chất lượng sinh hoạt của Tổ - Nhóm chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Một số nhà trường đã làm rất tốt điều đó được thể hiện ở chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, việc sinh hoạt Tổ chuyên môn ở một số trường chưa đạt yêu cầu còn mang tính hình thức, làm cho có, nội dung họp thiếu sự chuẩn bị, khi họp ít tập trung, thiếu ý kiến góp ý xây dựng. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn còn hạn chế trong việc điều hành sinh hoạt của tổ, chưa phát huy hết năng lực và vai trò của mỗi giáo viên trong tổ, đặc biệt là chưa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm thảo luận những vấn đề vướng mắc trong giảng dạy để thống nhất và tìm ra hướng giải quyết. Chính vì vậy chất lượng giáo dục ở các nhà trường chưa được nâng lên, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới.
Thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014-2015; nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn (SHCM), từ đó nâng cao chất lượng dạy và học; Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu ông (bà) Hiệu trưởng thực hiện tốt một số nội dung sau:
1- Cần quán triệt sâu sắc sự cần thiết phải đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn. Đề cao trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của tổ. Nếu trường hợp nào không đảm đương được nhiệm vụ, không nhiệt tình, trách nhiệm không cao, năng lực hạn chế thì thay thế người khác có uy tín, có trách nhiệm hơn.
2- Chỉ đạo tổ chức SHCM đúng quy định (ít nhất 2lần/tháng đối với tổ và 1/lần/tháng đối với nhà trường); đảm bảo có chất lượng đúng quy trình theo hướng dẫn SHCM từ năm học 2013-2014.
3- Xây dựng lịch SHCM, nội dung sinh hoạt cụ thể (theo mẫu gửi cùng) nộp về PGD&ĐT (tổ tiểu học nhận) và qua email: totieuhoc@myduc.edu.vn trước ngày 5 hàng tháng thời điểm tính bắt đầu từ tháng 2/2015.
4- Phòng GD&ĐT căn cứ Lịch SHCM của các trường cử lãnh đạo, chuyên viên về dự cùng SHCM với nhà trường.
Nhận được công văn này, yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường triển khai thực hiện và báo cáo về PGD&ĐT đúng thời gian quy định.
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG
- Sở GD&ĐT (b/c);
- UBND huyện (b/c); đã kí
- Các trường TH (t/h);
- Lưu: VT.
Đặng Văn Viện
CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
TỪ NĂM HỌC 2013 – 2014
I. Chuẩn bị
Lưu ý:
1. Để buổi SHCM đạt hiệu quả thì Tổ trưởng cùng các thành viên trong tổ cần làm tốt một số vấn đề như:
- Đối với Tổ trưởng:
+ Chuẩn bị đầy đủ các văn bản hướng dẫn và kế hoạch chỉ đạo.
+ Kết quả các mặt hoạt động của tổ chuyên môn
+ Các thông tin phản hồi từ các thành viên trong việc thực hiện kế hoạch đã đề ra trong kì sinh hoạt trước.
+ Có thể phân công cho mỗi thành viên nghiên cứu sâu một phân môn.
.............
- Đối với các thành viên trong tổ:
+ Chuẩn bị tốt kế hoạch dạy học trong 1 -2 tuần kế tiếp hoặc ý kiến đóng góp xây dựng chuyên đề.
+ Những ý kiến đóng góp cho việc thực hiện tốt kế hoạch chuyên môn,...
....
2. Thời gian: Khoảng 2 giờ/ 1 buổi. SH; 2 buổi/ 1 tháng
3. Thành phần: Đầy đủ các thành viên trong tổ + Lãnh đạo nhà trường (nếu có)
II. Tiến trình -nội dung buổi SHCM.
1. Kiểm diện, giới thiệu đại biểu, phân công thư kí
- Đại biểu có thể là Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó (nếu có)
- Thư kí: Nên thống nhất 1 thành viên trong tổ có khả năng ghi chép, có chuyên môn tốt.
2.Thông báo nội dung sinh hoạt.
Nội dung SH gồm:
- Nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong 2 tuần trước.
- Triển khai kế hoạch trọng tâm 2 tuần tiếp theo
- Cùng nhau giải quyết những vướng mắc trong chuyên môn cũng như nhiệm vụ tới (chọn những khó khăn mà các thành viên còn băn khoan chưa giải quiyết được hoặc thống nhất chuyên môn: PPDH; những bài toán, TV khó...)
- Ý kiến phát biểu của Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó (nếu có), tổ trưởng kết luận.
- Thư kí thông qua biên bản.
3. Nội dung chính:
3.1 Nhận xét đánh giá việc thực hiện kế hoạch của sinh hoạt chuyên môn kì trước
Mục đích: Giúp các thành viên trong tổ nhận thấy những mặt tích cực đã làm được và làm tốt để có hướng phát huy. Nhận ra những việc còn tồn tại để có hướng giải quyết.
Nội dung nhận xét đánh giá
- Nhận xét việc thực hiện văn bản hướng dẫn và kế hoạch của cấp trên, của nhà trường và của tổ.
- Nhận xét cụ thể kế hoạch mà tổ đã đề ra ở kì sinh hoạt trước.
Ví dụ:
VD1. Thực hiện kế hoạch "Trang trí lớp học". (Kế hoạch này đã được xây dựng trong kì sinh hoạt trước)
Tổ trưởng cần đánh giá việc thực hiện kế hoạch " Trang trí lớp học" của các lớp trong tổ. Biểu dương những lớp đã thực hiện tốt, bên cạnh đó cần nhắc nhở những lớp thực hiện chưa tốt cố gắng hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
VD2. Đánh giá biện pháp việc sửa lỗi cho hs
Theo báo cáo của giáo viên dạy lớp 1A ở kì sinh hoạt trước là : Lớp còn 3 em phát âm sai thanh hỏi, thanh ngã). Vấn đề này tổ đã thảo luận và xây dựng biện pháp sửa sai cho các em.
Lưu ý:
- Tổ trưởng cần bám sát kế hoạch để nhận xét, nhận xét việc thực hiện kế hoạch của tổ hoặc cá nhân cần chính xác, khách quan, công bằng.
-Tổ trưởng là người quán xuyến toàn bộ công việc của tổ, cần nắm bắt những công việc đã làm để nhận xét, đánh giá được về những mặt mạnh, những cá nhân điển hình để động viên khích lệ. Nhận rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế của tổ cũng như của cá nhân để rút kinh nghiêm và có giải pháp khắc phục.
- Trong quá trình tổ trưởng nhận xét, đánh giá khen, chê phải hợp tình hợp lý, không tỏ thái độ áp đặt, nên tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ.
3.2 Triển khai kế hoạch trong tuần (tháng) kế tiếp
Mục đích:
- Giúp các thành viên trong tổ (hoặc trong nhóm) nắm được kế hoạch hoạt động của tổ, của cá nhân trong 1- 2 tuần (tháng) kế tiếp
- Xây dựng kế hoạch dạy học cho 1 -2 tuần tiếp theo hoặc xây dựng chuyên đề.
( Đây là nội dung đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn hiện nay)
Nội dung
Đặt vấn đề:Theo cách sinh hoạt truyền thống mà một số các tổ chuyên môn ở các nhà trường vẫn làm thì nội dung này có thể cũng triển khai và thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả. Điều đó được thể hiện ở chỗ có những phân môn, có những mảng kiến thức hoặc có những vấn đề vướng mắc trong một số tiết của một số giáo viên chưa được giải đáp nó cứ tồn tại từ năm này sang năm khác, hoặc có những vấn đề lớn về phương pháp giảng dạy chưa thực sự có hiệu quả nhưng không được đưa ra thảo luận và đi đến thống nhất; hoặc có nhiều phương pháp hay nhiều ý tưởng tốt của một số cá nhân không được phổ biến rộng cho các thành viên trong nhóm, trong tổ..
Vậy cái đích của đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là gì?
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
- Xây dựng Tổ - Nhóm chuyên môn thành tổ chức học tập, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình; tạo động lực làm việc cho GV, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyên môn.
- Phát huy tốt vai trò của Tổ trưởng Tổ - Nhóm chuyên môn, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi GV trong tổ (nhóm); tăng cường khả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các GV trong tổ.
- Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng; động viên, khuyến khích GV nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Đặc biệt coi trọng và đề cao những năng lực riêng biệt của GV trong giảng dạy, giáo dục.
Các bước tiến hành:
* Ví dụ buổi sinh hoạt chuyên môn của Khối 5 về xây dựng kế hoạch dạy học trong tuần 7 - 8)
Bước 1:Tổ trưởng ( hoặc nhóm trưởng) đưa ra ý kiến gợi mở. ( Có thể đưa ra ý gợi mở cho từng môn học).
VD: Như thường lệ các đ/c đã chuẩn bị Kế hoạch dạy học tuần 7- 8. Sau đây xin mời các đ/c đưa ra những vấn đề khó khăn, vướng mắc hoặc những phương pháp hay… để chúng ta cùng nhau trao đổi.
Bước 2: Các thành viên đưa ra câu hỏi thảo luận
- Môn Toán: ............
- Môn Tiếng Việt
Câu hỏi 1 ( câu hỏi của 1 giáo viên đưa ra thuộc phân môn Luyện từ và câu - Bài: Từ nhiều nghĩa):
Câu hỏi: Chọn phương pháp nào để giúp học sinh tiếp thu bài được tốt ?
Câu hỏi 2 ( câu hỏi của 1 giáo viên đưa ra thuộc phân môn Tập làm văn):
Câu hỏi:Có cách nào để dạy bài Tập làm văn tả cảnh sông nước đạt hiệu quả ?
- Dạy thanh lịch văn minh
Câu hỏi 3: Khi dạy bài “Tôn trọng người lao động” cần sử dụng phương pháp nào cho hiệu quả khi trao đổi thực hành
Bước 3: Cả tổ (nhóm) cùng thảo luận dưới sự điều hành của tổ trưởng ( hoặc nhóm trưởng).
Cả tổ cùng đi đến thống nhất giải pháp thực hiện ( Lưu ý: Tuỳ vào đối tượng học sinh hoặc đối tượng học sinh của từng lớp để có phương pháp phù hợp và hiệu quả).
-Tổ trưởng ( nhóm trưởng) xin ý kiến của các thành viên trong tổ cho từng vấn đề. Hỏi xem vấn đề nào cần được giải quyết trước .
Một số ví dụ minh họa:
Thảo luận câu hỏi 2 ( Câu hỏi thuộc phân môn tập làm văn)
+ Thành viên 1: Đưa ra ý kiến của mình là: Đưa học sinh đi thực tế
+ Thành viên 2: Đưa ra ý kiến của mình là: Thông qua tranh ảnh đã chuẩn bị
+ Thành viên 3: Đưa ra ý kiến của mình là: Thông qua các đoạn video
- Cả tổ cùng trao đổi thảo luận dưới sự điều khiển của tổ trưởng (nhóm trưởng): Các ý kiến của các thành viên có thể phù hợp với đối tượng (hoặc nhóm đối tượng) học sinh này nhưng lại không phù hợp với đối tượng học sinh khác.
- Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng (nhóm trưởng) chốt lại lấy ý kiến thống nhất và đưa vào thành nghị quyết của tổ để thực hiện. (Mỗi giáo viên có thể chọn cho mình phương pháp phù hợp và hiệu quả)
Thảo luận câu hỏi 3 ( Câu hỏi thanh lịch văn minh)
Cách tiến hành tương tự như câu hỏi trên
+ Thành viên 1: Đưa ra ý kiến của mình là: Thông qua video…
+ Thành viên 2: Đưa ra ý kiến của mình là: Thông qua việc hs sắm vai
+ Thành viên 3: Đưa ra ý kiến của mình là: ………….
………………..
* Ví dụ buổi sinh hoạt chuyên môn của Khối 5 về xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề
-Là một trong các nội dung đổi mới SHTCM.
-Tiết dạy là công trình tập thể
- Các bước đổi mới SHTCM theo nghiên cứu bài học:
+ Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu
+ Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.
+ Suy ngẫm và thảo luận bài học.
+ Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.
Lưu ý: Khi SHCM để xây dựng các tiết chuyên đề bước “chuẩn bị bài dạy nghiên cứu” cũng xây dựng theo hình thức như xây dựng kế hoạch dạy học
Lưu ý:
- Các câu hỏi khác cũng làm tương tự như các bước ở trên nhưng thời gian sinh hoạt có hạn vậy chỉ đưa ra thảo luận những vấn đề khó, những vấn đề cần giải quyết kịp thời.
- Các thành viên cần lắng nghe ghi chép và tôn trọng các ý kiến khác.
- Tổ trưởng (nhóm trưởng) phải là người đóng vai trò trung tâm, biết lắng nghe, tập hợp và gọi mở. Xây dựng mối đoàn kết, thương yêu,, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau , tạo không khí vui vẻ trong tổ (nhóm) chuyên môn.
- Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng chốt lại lấy ý kiến thống nhất và đưa vào thành nghị quyết của tổ để thực hiện.
3. 3 Ý kiến phát biểu ( nếu có lãnh đạo nhà trường dự)
3. 4 Thư kí thông qua biên bản.
CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
TỪ NĂM HỌC 2013 – 2014
I. Chuẩn bị
Lưu ý:
1. Để buổi SHCM đạt hiệu quả thì Tổ trưởng cùng các thành viên trong tổ cần làm tốt một số vấn đề như:
- Đối với Tổ trưởng:
+ Chuẩn bị đầy đủ các văn bản hướng dẫn và kế hoạch chỉ đạo.
+ Kết quả các mặt hoạt động của tổ chuyên môn
+ Các thông tin phản hồi từ các thành viên trong việc thực hiện kế hoạch đã đề ra trong kì sinh hoạt trước.
+ Có thể phân công cho mỗi thành viên nghiên cứu sâu một phân môn.
.............
- Đối với các thành viên trong tổ:
+ Chuẩn bị tốt kế hoạch dạy học trong 1 -2 tuần kế tiếp hoặc ý kiến đóng góp xây dựng chuyên đề.
+ Những ý kiến đóng góp cho việc thực hiện tốt kế hoạch chuyên môn,...
....
2. Thời gian: Khoảng 2 giờ/ 1 buổi. SH; 2 buổi/ 1 tháng
3. Thành phần: Đầy đủ các thành viên trong tổ + Lãnh đạo nhà trường (nếu có)
II. Tiến trình -nội dung buổi SHCM.
1. Kiểm diện, giới thiệu đại biểu, phân công thư kí
- Đại biểu có thể là Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó (nếu có)
- Thư kí: Nên thống nhất 1 thành viên trong tổ có khả năng ghi chép, có chuyên môn tốt.
2.Thông báo nội dung sinh hoạt.
Nội dung SH gồm:
- Nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong 2 tuần trước.
- Triển khai kế hoạch trọng tâm 2 tuần tiếp theo
- Cùng nhau giải quyết những vướng mắc trong chuyên môn cũng như nhiệm vụ tới (chọn những khó khăn mà các thành viên còn băn khoan chưa giải quiyết được hoặc thống nhất chuyên môn: PPDH; những bài toán, TV khó...)
- Ý kiến phát biểu của Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó (nếu có), tổ trưởng kết luận.
- Thư kí thông qua biên bản.
3. Nội dung chính:
3.1 Nhận xét đánh giá việc thực hiện kế hoạch của sinh hoạt chuyên môn kì trước
Mục đích: Giúp các thành viên trong tổ nhận thấy những mặt tích cực đã làm được và làm tốt để có hướng phát huy. Nhận ra những việc còn tồn tại để có hướng giải quyết.
Nội dung nhận xét đánh giá
- Nhận xét việc thực hiện văn bản hướng dẫn và kế hoạch của cấp trên, của nhà trường và của tổ.
- Nhận xét cụ thể kế hoạch mà tổ đã đề ra ở kì sinh hoạt trước.
Ví dụ:
VD1. Thực hiện kế hoạch "Trang trí lớp học". (Kế hoạch này đã được xây dựng trong kì sinh hoạt trước)
Tổ trưởng cần đánh giá việc thực hiện kế hoạch " Trang trí lớp học" của các lớp trong tổ. Biểu dương những lớp đã thực hiện tốt, bên cạnh đó cần nhắc nhở những lớp thực hiện chưa tốt cố gắng hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
VD2. Đánh giá biện pháp việc sửa lỗi cho hs
Theo báo cáo của giáo viên dạy lớp 1A ở kì sinh hoạt trước là : Lớp còn 3 em phát âm sai thanh hỏi, thanh ngã). Vấn đề này tổ đã thảo luận và xây dựng biện pháp sửa sai cho các em.
Lưu ý:
- Tổ trưởng cần bám sát kế hoạch để nhận xét, nhận xét việc thực hiện kế hoạch của tổ hoặc cá nhân cần chính xác, khách quan, công bằng.
-Tổ trưởng là người quán xuyến toàn bộ công việc của tổ, cần nắm bắt những công việc đã làm để nhận xét, đánh giá được về những mặt mạnh, những cá nhân điển hình để động viên khích lệ. Nhận rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế của tổ cũng như của cá nhân để rút kinh nghiêm và có giải pháp khắc phục.
- Trong quá trình tổ trưởng nhận xét, đánh giá khen, chê phải hợp tình hợp lý, không tỏ thái độ áp đặt, nên tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ.
3.2 Triển khai kế hoạch trong tuần (tháng) kế tiếp
Mục đích:
- Giúp các thành viên trong tổ (hoặc trong nhóm) nắm được kế hoạch hoạt động của tổ, của cá nhân trong 1- 2 tuần (tháng) kế tiếp
- Xây dựng kế hoạch dạy học cho 1 -2 tuần tiếp theo hoặc xây dựng chuyên đề.
( Đây là nội dung đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn hiện nay)
Nội dung
Đặt vấn đề:Theo cách sinh hoạt truyền thống mà một số các tổ chuyên môn ở các nhà trường vẫn làm thì nội dung này có thể cũng triển khai và thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả. Điều đó được thể hiện ở chỗ có những phân môn, có những mảng kiến thức hoặc có những vấn đề vướng mắc trong một số tiết của một số giáo viên chưa được giải đáp nó cứ tồn tại từ năm này sang năm khác, hoặc có những vấn đề lớn về phương pháp giảng dạy chưa thực sự có hiệu quả nhưng không được đưa ra thảo luận và đi đến thống nhất; hoặc có nhiều phương pháp hay nhiều ý tưởng tốt của một số cá nhân không được phổ biến rộng cho các thành viên trong nhóm, trong tổ..
Vậy cái đích của đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là gì?
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
- Xây dựng Tổ - Nhóm chuyên môn thành tổ chức học tập, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình; tạo động lực làm việc cho GV, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyên môn.
- Phát huy tốt vai trò của Tổ trưởng Tổ - Nhóm chuyên môn, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi GV trong tổ (nhóm); tăng cường khả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các GV trong tổ.
- Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng; động viên, khuyến khích GV nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Đặc biệt coi trọng và đề cao những năng lực riêng biệt của GV trong giảng dạy, giáo dục.
Các bước tiến hành:
* Ví dụ buổi sinh hoạt chuyên môn của Khối 5 về xây dựng kế hoạch dạy học trong tuần 7 - 8)
Bước 1:Tổ trưởng ( hoặc nhóm trưởng) đưa ra ý kiến gợi mở. ( Có thể đưa ra ý gợi mở cho từng môn học).
VD: Như thường lệ các đ/c đã chuẩn bị Kế hoạch dạy học tuần 7- 8. Sau đây xin mời các đ/c đưa ra những vấn đề khó khăn, vướng mắc hoặc những phương pháp hay… để chúng ta cùng nhau trao đổi.
Bước 2: Các thành viên đưa ra câu hỏi thảo luận
- Môn Toán: ............
- Môn Tiếng Việt
Câu hỏi 1 ( câu hỏi của 1 giáo viên đưa ra thuộc phân môn Luyện từ và câu - Bài: Từ nhiều nghĩa):
Câu hỏi: Chọn phương pháp nào để giúp học sinh tiếp thu bài được tốt ?
Câu hỏi 2 ( câu hỏi của 1 giáo viên đưa ra thuộc phân môn Tập làm văn):
Câu hỏi:Có cách nào để dạy bài Tập làm văn tả cảnh sông nước đạt hiệu quả ?
- Dạy thanh lịch văn minh
Câu hỏi 3: Khi dạy bài “Tôn trọng người lao động” cần sử dụng phương pháp nào cho hiệu quả khi trao đổi thực hành
Bước 3: Cả tổ (nhóm) cùng thảo luận dưới sự điều hành của tổ trưởng ( hoặc nhóm trưởng).
Cả tổ cùng đi đến thống nhất giải pháp thực hiện ( Lưu ý: Tuỳ vào đối tượng học sinh hoặc đối tượng học sinh của từng lớp để có phương pháp phù hợp và hiệu quả).
-Tổ trưởng ( nhóm trưởng) xin ý kiến của các thành viên trong tổ cho từng vấn đề. Hỏi xem vấn đề nào cần được giải quyết trước .
Một số ví dụ minh họa:
Thảo luận câu hỏi 2 ( Câu hỏi thuộc phân môn tập làm văn)
+ Thành viên 1: Đưa ra ý kiến của mình là: Đưa học sinh đi thực tế
+ Thành viên 2: Đưa ra ý kiến của mình là: Thông qua tranh ảnh đã chuẩn bị
+ Thành viên 3: Đưa ra ý kiến của mình là: Thông qua các đoạn video
- Cả tổ cùng trao đổi thảo luận dưới sự điều khiển của tổ trưởng (nhóm trưởng): Các ý kiến của các thành viên có thể phù hợp với đối tượng (hoặc nhóm đối tượng) học sinh này nhưng lại không phù hợp với đối tượng học sinh khác.
- Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng (nhóm trưởng) chốt lại lấy ý kiến thống nhất và đưa vào thành nghị quyết của tổ để thực hiện. (Mỗi giáo viên có thể chọn cho mình phương pháp phù hợp và hiệu quả)
Thảo luận câu hỏi 3 ( Câu hỏi thanh lịch văn minh)
Cách tiến hành tương tự như câu hỏi trên
+ Thành viên 1: Đưa ra ý kiến của mình là: Thông qua video…
+ Thành viên 2: Đưa ra ý kiến của mình là: Thông qua việc hs sắm vai
+ Thành viên 3: Đưa ra ý kiến của mình là: ………….
………………..
* Ví dụ buổi sinh hoạt chuyên môn của Khối 5 về xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề
-Là một trong các nội dung đổi mới SHTCM.
-Tiết dạy là công trình tập thể
- Các bước đổi mới SHTCM theo nghiên cứu bài học:
+ Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu
+ Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.
+ Suy ngẫm và thảo luận bài học.
+ Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.
Lưu ý: Khi SHCM để xây dựng các tiết chuyên đề bước “chuẩn bị bài dạy nghiên cứu” cũng xây dựng theo hình thức như xây dựng kế hoạch dạy học
Lưu ý:
- Các câu hỏi khác cũng làm tương tự như các bước ở trên nhưng thời gian sinh hoạt có hạn vậy chỉ đưa ra thảo luận những vấn đề khó, những vấn đề cần giải quyết kịp thời.
- Các thành viên cần lắng nghe ghi chép và tôn trọng các ý kiến khác.
- Tổ trưởng (nhóm trưởng) phải là người đóng vai trò trung tâm, biết lắng nghe, tập hợp và gọi mở. Xây dựng mối đoàn kết, thương yêu,, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau , tạo không khí vui vẻ trong tổ (nhóm) chuyên môn.
- Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng chốt lại lấy ý kiến thống nhất và đưa vào thành nghị quyết của tổ để thực hiện.
3. 3 Ý kiến phát biểu ( nếu có lãnh đạo nhà trường dự)
3. 4 Thư kí thông qua biên bản.
Tác giả: Huyền Nguyễn Thị Thu
Nguồn tin: PGD Mỹ Đức
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn